Lý do quan tâm Buôn bán loài hoang dã

Các hình thức buôn bán hoặc sử dụng động vật hoang dã khác nhau (sử dụng, săn bắt, bẫy, thu hái hoặc khai thác quá mức) là mối đe dọa lớn thứ hai đối với các loài động vật có vú đang tronng tình trạng nguy hiểm và cũng được xếp hạng trong số mười mối đe dọa đầu tiên đối với các loài chim, động vật lưỡng cưlớp tuế[3] Việc buôn bán động vật hoang dã đã đe dọa hệ sinh thái địa phương và khiến tất cả các loài phải chịu thêm áp lực vào thời điểm chúng đang đối mặt với các mối đe dọa như bị đánh bắt quá mức, ô nhiễm, nạo vét, phá rừng và các hình thức phá hủy môi trường sống khác[cần dẫn nguồn]. Trong chuỗi thức ăn, các loài ở bậc cao hơn đảm bảo rằng các loài ở dưới chúng không trở nên quá dồi dào (do đó kiểm soát số lượng của những loài ở dưới chúng). Động vật ở bậc thấp hơn thường không ăn thịt (mà thay vào đó là động vật ăn cỏ ) và kiểm soát sự phong phú của các loài thực vật trong một vùng. Do số lượng rất lớn các loài bị loại bỏ khỏi hệ sinh thái, không thể không tránh khỏi việc các vấn đề môi trường sẽ xảy ra, ví dụ như việc đánh bắt quá mức, gây ra tình trạng dư thừa sứa.[cần dẫn nguồn]

Theo Liên hợp quốc, Tổ chức Y tế Thế giớiTổ chức Động vật Hoang dã Thế giới, bệnh Coronavirus 2019 có liên quan đến sự tàn phá thiên nhiên, đặc biệt là nạn phá rừng, sự mất môi trường sống nói chung và buôn bán động, thực vật hoang dã. Người đứng đầu công ước của Liên hợp quốc về đa dạng sinh học cho biết: "Chúng tôi đã chứng kiến nhiều dịch bệnh xuất hiện trong những năm qua, chẳng hạn như Zika, Aids, Sars và Ebola, và tất cả chúng đều bắt nguồn từ các quần thể động vật sống trong áp lực do môi trường khắc nghiệt."[7] Các chợ động vật hoang dã ở Trung Quốc cũng dính líu đến đợt bùng phát dịch SARS năm 2002đại dịch COVID-19. Người ta cho rằng môi trường thương mại đã tạo điều kiện tối ưu cho virus corona có nguồn gốc từ động vật gây ra cả hai đợt bùng phát đột biến và sau đó lây lan sang người[cần dẫn nguồn]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Buôn bán loài hoang dã http://voices.nationalgeographic.com/2014/03/10/a-... http://adsabs.harvard.edu/abs/2012PLoSO...729505S http://adsabs.harvard.edu/abs/2015Sci...348..291C http://adsabs.harvard.edu/abs/2015Sci...349..481Y http://adsabs.harvard.edu/abs/2017NatSR...712852C http://scholarship.law.wm.edu/cgi/viewcontent.cgi?... //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3254615 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5274522 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5634443 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/22253731